Hướng dẫn làm trà atiso thanh mát giúp giảm cân và giải độc gan
Không gì tuyệt vời bằng một cốc trà atiso thanh mát giữa ngày hè nắng gắt. Dưới đây là hướng dẫn làm trà atiso đơn giản nhất mà bạn muốn làm ngay và luôn!
Trà atiso có thể là cái tên mới mẻ đối với bạn. Có thể, bạn mới chỉ nghe đến cái tên, biết đến ngồng hoa atiso cứng và to, hoặc đôi lần nhìn thấy tên loại trà này trong siêu thị. Nếu bạn có những búp atiso tươi trong tay, bạn sẽ định làm gì với chúng? Bạn có lúng túng với một vài công thức nấu các món làm từ búp atiso? Nếu bạn muốn làm một món đơn giản nhất và ai cũng có thể thưởng thức hương vị của búp atiso trong những ngày hè oi nóng này, đừng bỏ qua hướng dẫn làm trà atiso mà WikiLady chia sẻ với bạn ngay dưới đây nhé!
Công thức làm trà atiso thanh mát
Dưới đây là hướng dẫn làm trà atiso tươi thanh mát tại nhà vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể làm được!
Khẩu phần: 12 cốc
Nguyên liệu:
- 2 búp atiso tươi
- 3 l nước
- 3 thìa cà phê đường phen (có thể điều chỉnh tùy khẩu vị)
- Đá viên (tùy chọn)
Cách làm:
- Rửa sạch atiso, cắt bỏ cuống và lá bị rập, thâm, nếu có.
- Cho atiso đã rửa sạch vào nồi, đổ 3 l nước vào nồi.
- Đậy vung và đun sôi. Sau đó điều chỉnh nhiệt thấp, đun khoảng 45 phút rồi tắt bếp.
- Gắp búp atiso ra đĩa. Có thể tận dụng búp atiso để ăn vì dinh dưỡng vẫn còn rất nhiều ở phần cái.
- Thêm đường phèn vào nồi nước atiso, đảo đều cho đến khi đường tan hết.
- Chờ nước trà atiso nguội hẳn, rót vào các cốc, thêm đá lạnh và thưởng thức.
- Có thể uống trà atiso hàng ngày thay nước lọc để điều trị các bệnh về gan, ợ nóng, mụn nhọt, cao huyết áp…
Ảnh: eatwithemily.com
Tham khảo video hướng dẫn làm trà atiso tươi tại nhà:
Tác dụng tuyệt vời của trà atiso
Trà atiso rất tốt cho sức khỏe. Uống trà atiso hàng ngày giúp cung cấp cho cơ thể một lượng sắt, vitamin A, vitamin B1, vitamin C đáng kể, cùng các khoáng chất quan trọng như magie, phốt pho, canxi, kali, kẽm và cả chất xơ nữa, nếu bạn ăn cả phần búp lá mềm. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe cụ thể mà atiso đem đến cho bạn:
Atiso giúp bảo vệ gan bằng cách hỗ trợ chức năng gan, và mật, qua đó, giúp gan làm việc hiệu quả hơn. Cũng từ lợi ích bảo vệ gan, atiso còn giúp giảm thiểu tác hại của cồn rượu, bia và giúp gan phục hồi nhanh hơn.
Atiso còn được coi là một loại nước uống lợi tiểu, giúp loại bỏ tình trạng bí tiểu. Trong atiso có chứa inulin, một chất quan trọng giúp cân bằng huyết áp, giảm cholesterol và phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.
Gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng atiso cũng có khả năng loại bỏ độc tố trong cơ thể, giúp thanh lọc cơ thể và giảm cân lành mạnh.
Ngoài ra, trà atiso còn được biết đến là thức uống thảo mộc làm êm dịu dạ dày, cải thiện tình trạng chán ăn, cung cấp lợi khuẩn cho dạ dày và giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
Có nhiều công thức trà atiso khác nhau, một số công thức trà atiso giúp loại bỏ các triệu chứng như buồn nôn, đau chướng bụng, táo bón, tiêu chảy và ợ nóng.
Cũng giống như trà hoa cúc, trà atiso không chứa cafein, vậy nên trà giúp người bệnh an thần và dễ ngủ hơn.
Bạn biết gì về cây atiso?
Atiso (tên tiếng Anh artichoke) đã được sử dụng như một món ăn ngon ở Châu Âu từ hơn 400 năm về trước. Loại cây này được xếp hạng cao hơn bất kỳ loại rau củ và trái cây nào bởi vì lợi ích sức khỏe và hợp chất chống oxy hóa trong cây atiso. Người Châu Âu gọi atiso là siêu thực phẩm. Họ nâng niu loại thực phẩm này và tận dụng mọi bộ phận của cây để chế biến thành thực phẩm bổ dưỡng. Những bộ phận của cây atiso đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhất bao gồm phần búp hoa và lá.
Atiso thường được sử dụng như một món khai vị ăn kèm với nước sốt. Người ăn tách từng cánh hoa ra nhúng phần cuống hoa mềm vào nước sốt, sau đó, dùng rằng và lưỡi tuốt phần cánh hoa mềm để ăn. Phần lõi hoa mềm sau khi tách hết cánh được làm sạch lông ở giữa để ăn cùng salad.
Trước khi ăn búp atiso, bạn cần luộc hoặc hấp búp từ 30 đến 45 phút để dễ dàng loại bỏ phần lông trong lõi atiso. Bạn cũng không nên dùng nồi nhôm để nấu các món món chứa diệp lục như atiso. Lý do là bởi vì diệp lục là một chất chỉ thị màu, màu của atiso sẽ bị thay đổi khi nấu trong nồi nhôm. Trong hợp kim nhôm để làm nồi nấu luôn có sự hiện diện của đồng giúp cấu trúc nồi bền vững hơn. Trong môi trường axit, chất diệp lục sẽ phản ứng với nồi nhôm tạo ra màu vàng hoặc đỏ, trong môi trường kiềm (cho thêm ít muối vào nước), chất diệp lục sẽ phản ứng với nồi nhôm tạo ra màu xanh.
Nếu bạn nấu búp atiso non thì hãy giảm thời gian nấu vì búp non không có nhiều xơ, nhanh chín và có thể ăn được toàn bộ búp. Bạn có thể cất trữ trà atiso trong 7 ngày để dùng dần.
Ngoài lá và búp atiso, bạn cũng có thể dùng thân và rễ cây atiso để chế biến trà tươi, trà khô và nấu nhiều món ăn thanh mát, bổ dưỡng khác, bao gồm các món ăn chay và món mặn.
Nếu bạn bị dị ứng với hoa cúc, bồ công anh, rất có khả năng bạn cũng dị ứng với atiso. Nếu bạn bị sỏi thận, hay các vấn đề về thận, bạn cũng không nên uống trà atiso. Vậy nên, đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định thay đổi chế độ ăn với thảo mộc atiso nhé!
Tham khảo thêm các khóa học mới trên WikiLady:
Hướng dẫn pha các loại TRÀ cho menu đồ uống kinh doanh cốt thấp – lãi cao
Combo: Bánh das càng ăn càng eo và bánh cho người tiểu đường